Nhập khẩu than đá cho phép cải thiện nhiều khía cạnh có liên quan đến kinh tế, đạt được các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch trước mắt và lâu dài. Có thể nói, than đá nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng, và các nguồn cung chính yếu như Indo, Úc và Nga là những nhân tố không thể thiếu trong các hoạch định tương lai ngành than Việt Nam. Vậy các nguồn than này có những đặc điểm gì? Ưu điểm thể hiện như thế nào? Mời bạn cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Nhắc đến thị trường than đá tại Châu Á, Indonesia là nhà cung cấp than đá đứng đầu danh sách. Trong chuỗi dây chuyền cung cấp than đá khai thác, Indo vẫn luôn nằm trong nhóm các nước có nguồn cung bền vững, tạo năng suất hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.
Việt Nam đánh giá cao chất lượng than Indo đang bán trên thị trường. Trên thị trường khai thác khoáng sản thế giới, than Indo được xếp vào top các nguồn than có giá rẻ nhất và phù hợp nhất cho đại đa số các mục tiêu tiêu dùng. Rõ ràng rằng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý và trữ lượng dồi dào, là các yếu tố tác động chính đến quyết định nhập than đá của Việt Nam, và hứa hẹn bão chứng cho sự hiệu quả cao về kinh tế.
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than đá từ năm 2013, tuy nhiên, bắt đầu đẩy mạnh và tăng cường từ năm 2015 và tăng dần tiếp tục cho đến hiện nay. Indo là thị trường tiêu biểu đầu tiên mà nước ta hướng tới, với phong phú các loại than, linh hoạt nhiều mục đích chế biến khác nhau.
Than Indo có nhiều ưu điểm nổi trội. Thứ nhất là tiềm năng cung ứng than. Trữ lượng than Indo rất dồi dào, với gần 23.000 triệu tấn, có thể cung ứng lâu dài cho các kế hoạch phát triển của ngành năng lượng trong tương lai. Đây được đánh giá là nguồn sản xuất than lớn nhất Đông Nam Á, chiếm hơn 5% trữ lượng than thống kê tại châu Á- Thái Bình Dương.
Thứ hai, than đá Indo đáp ứng tốt tính chất khai thác, phù hợp cao với yêu cầu cung cấp than cho các nhà máy điện. Trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường chọn than đá á bitum và bitum để phục vụ cho lĩnh vực hoạt động này, đây là nguồn cạnh tranh mạnh với than Úc có cùng nhiệt trị. Nhờ vào sự xen kẽ này mà xác suất cung ứng và tính khả thi trong kinh tế được cải thiện cao hơn.
Ngoài ra, nhập khẩu than từ Indo còn được lợi về môi trường, tức có nghĩa là, hầu hết các loại than khai thác ở Indo đều có ít phần trăm tro xỉ. Khi đốt cháy, chúng ít phát thải khí độc ra ngoài môi trường, chính ưu điểm này được ưu tiên hơn khi chọn lựa sử dụng. Hơn nữa, yếu tố về giá than đề cập trên cũng là điểm cộng để đẩy mạnh hợp tác thương mại cạnh tranh.
Than đá là nguồn năng lượng chủ lực tại Úc và được xem là cốt lõi trong thương mại than đá thế giới. Tổng lượng than sẵn có tại Úc vượt hẳn cả Indo, với gần 145.000 triệu tấn, chiếm 14% tổng trữ lượng than thế giới, đứng thứ 3 trong ngành năng lượng.
Than Úc bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như than đen, than á bitum, than bitum và than nâu…. đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp luyện kim, sản xuất điện tiêu dùng… Trong kịch bản năng lượng, Úc sẽ tăng cường phát triển thương mại than đá hơn nữa, với tổng lượng dự đoán hơn 850 triệu tấn than cho năm 2050. Dự đoán, đây sẽ đón đầu cho xu hướng tăng trưởng mạnh năng lượng tại châu Á, bao gồm các nước phụ thuộc than mạnh tại ASEAN, Ấn Độ…
Giá than đá Úc từ đây cho đến năm 2030 dự báo sẽ nằm trong khoảng 160-166,7 USD/tấn, tùy vào từng loại. Theo các nhà nghiên cứu than, than nhập khẩu Úc được đánh giá cao tại thị trường Việt Nam vì có được một số thuận lợi cơ bản. Cụ thể Úc có trữ lượng than dồi dào, đa dạng hóa các loại than đá và nguồn than khai thác có chất lượng; các chính sách hợp tác và phát triển toàn diện ngành than được chính phủ hai bên khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư, phương thức chủ mỏ- nhà thầu được tổ chức kiểm soát tốt….giúp quản lý hoạt động dễ dàng hơn.
Bên cạnh nhập khẩu than đá tại Indo và Úc, Việt Nam còn đẩy mạnh hướng phát triển thương mại than với Nga. Sản lượng nhập khẩu than đá từ nước này tăng trội theo từng năm, cho thấy sự đóng góp đáng kể và tích cực trong cơ chế phát triển ngành năng lượng.
Tổng trữ lượng than đá tại Nga cạnh tranh mạnh với nhiều nguồn cung chủ lực khác trên thế giới, chiếm 15,5%, (chỉ đứng sau Mỹ). Với mức sản lượng hơn 160.000 triệu tấn, Nga tự tin rằng có thể phục vụ cho thị trường tiêu thụ thế giới trong vòng 391 năm. Xét về mức độ xuất khẩu, Nga đứng thứ 3 trên thế giới, sau Indo và Úc, và mang lại nguồn kinh ngạch đáng kể cho nền kinh tế thương mại. Chỉ riêng năm 2017, xuất khẩu than đã mang đến cho Nga hơn 13,5 tỷ USD.
Tiềm năng thị trường than Nga rất lớn, có thể đáp ứng lâu dài trong tương lai. Trữ lượng than đá dồi dào, là điểm mạnh để các nước ưu tiên sử dụng chất đốt hợp tác và phát triển, trong đó có Việt Nam.
Giá than bán tại Nga cạnh tranh mạnh, tuy nhiên, khi cung cấp sang thị trường châu Á còn ít nhiều trở ngại, do không lợi thế về địa lý. Thực chất giá bán than ở Nga rất thấp nhưng chi phí vận chuyển đôn lên nhiều làm cản trở việc kết nối mở rộng thị trường. Trong tương lai gần, các chính sách hỗ trợ vận chuyển logistics sẽ được xem xét và triển khai chi tiết hơn, tạo điều kiện tiếp cận nguồn hàng rộng rãi và thoải mái.
Ngoài Việt Nam, than năng lượng Nga còn được thu hút mạnh bởi thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Sản lượng nhập khẩu than tăng đều theo từng năm, phục vụ cho nhiều lĩnh vực chính yếu, trong đó có lĩnh vực sản xuất điện.
Việc hướng đến hợp tác bán-mua than đá giữa Nga và Việt Nam được chú trọng và đánh giá cao cho định hướng thu xếp nguồn than ổn định, lâu dài. Quan hệ song phương giữa hai nước bền chặt, điều kiện chính trị thuận lợi, kèm theo công tác triển khai công nghệ tương đồng.. là những cơ sở để hợp tác bền vững trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai.
Như vậy, từ những phân tích trên cho ta thấy tiềm năng và thế mạnh của ba nguồn cung than đá chính tại Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển năng lượng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Việt Nam sẽ còn gắn bó lâu dài với các thị trường này và sẽ tập trung mạnh hơn trong công tác triển khai mở rộng thị trường ứng dụng và phát triển. Các chiến lược cụ thể sẽ được xây dựng chặt chẽ và chắc chắn nhằm đảm bảo tính nhịp nhàng trong việc duy trì ổn định nguồn năng lượng theo chỉ tiêu đề ra.
Hiện nay, nhiều công ty than tại Việt Nam đã và đang tiến hành các dự án nhập khẩu than từ 3 quốc gia: Indo, Nga và Úc. Trong số đó có Thuận Hải- nhà nhập khẩu than hàng đầu tại Việt Nam. Song song đó, chuỗi cũng ứng nhiên liệu khép kín từ Cảng, kho cảng, hệ thóng kho vệ tinh đến đội sà lan, đội xe vận tải chuyên nghiệp đã giảm chi phí nhiên liệu rất nhiều cho khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu cần than sản xuất, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn nhé.